Thiết kế kho lạnh bảo quản thực phẩm – Ứng dụng của kho lạnh trong bảo quản thực phẩm

5/5 - (2 bình chọn)

Bạn đang có nhu cầu lắp đặt kho lạnh bảo quản nhưng không biết nhiều về sản phẩm này? Đây là một loại kho lạnh đang rất phổ biến trên thị trường hiện nay và được các nhà cung cấp thực phẩm quan tâm. Kho lạnh thực phẩm đang ngày càng có nhiều mẫu mã đa dạng, gây khó khăn cho người dùng khi tìm mua. Trong bài viết hôm nay, Cơ Khí Công Nghiệp sẽ đem đến cho quý vị cái nhìn tổng quan hơn về việc thiết kế kho lạnh bảo quản thực phẩm này. 

Kho lạnh bảo quản thực phẩm là gì?

Kho lạnh thực phẩm về bản chất là một chiếc tủ lạnh, nhưng có kích thước lớn hơn rất nhiều so với một chiếc tủ lạnh thông thường. Điều này cho phép nó lưu trữ một lượng lớn hàng hóa cùng một lúc trong thời gian dài. 

Hiện nay, kho lạnh bảo quản thực phẩm có đa dạng về quy mô và dải nhiệt độ tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng. Nó không chỉ được các công ty chế biến thực phẩm tin dùng mà còn được các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn… sử dụng cho mục đích bảo quản và lưu trữ thực phẩm.

Sử dụng kho lạnh bảo quản rau củ quả sẽ giữ được lâu mà không làm mất chất dinh dưỡng
Sử dụng kho lạnh bảo quản rau củ quả sẽ giữ được lâu mà không làm mất chất dinh dưỡng

Cấu tạo kho lạnh

Việc hiểu rõ cấu tạo của kho lạnh bảo quản sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn khi sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm cấu tạo của thiết bị này. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kho lạnh bảo quản thực phẩm khác nhau, tuy nhiên chúng đều có các điểm chung như sau:

  • Phần vỏ kho: vỏ kho lạnh được tạo thành từ những tấm Panel lớn, bóng, có khả năng cách nhiệt cao. Vỏ có bốn vách bao quanh, nền và sàn bao gồm các tấm cách nhiệt đặc biệt. 
  • Phần cửa kho: cửa kho được thiết kế và sản xuất đặc biệt bằng vật liệu cách nhiệt phù hợp với vỏ kho lạnh có cơ chế chống nhốt bên trong. Làm vậy sẽ đảm bảo an toàn cho người vào kho lạnh mà vẫn có thể dễ dàng trở ra ngoài.
  • Cụm máy nén và dàn lạnh: Đây là trái tim của toàn bộ hệ thống lạnh vì nó có chức năng cấp đông, làm lạnh và làm mát. Hai cụm này được cấu hình theo tiêu chuẩn kho lạnh công nghiệp và thiết bị bảo hộ máy móc.
  • Bảng điều khiển: Tủ điều khiển kho lạnh là nơi bạn cài đặt nhiệt độ phù hợp. Nó cũng có chức năng cảnh báo nếu xảy ra sự cố trong quá trình hoạt động.

Phân loại kho lạnh bảo quản thực phẩm

Theo công dụng

  • Kho lạnh sơ bộ: Làm lạnh hoặc bảo quản thực phẩm tạm thời. Thường xuất hiện tại các nhà máy chế biến; giúp làm lạnh thực phẩm trước khi chuyển sang khâu chế biến khác.
  • Kho chế biến: Được dùng nhiều ở các xí nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm (nhà máy sữa, nhà máy chế biến thịt – hải sản, chế biến đồ hộp…). Các kho này thường có dung tích lớn và hệ thống làm lạnh công suất cao. Phụ tải của kho cũng luôn thay đổi vì doanh nghiệp thường phải xuất nhập hàng hóa.
Thực phẩm được bảo quản trong kho lạnh
Thực phẩm được bảo quản trong kho lạnh
  • Kho phân phối, trung chuyển: Dùng để cung cấp thực phẩm trong các khu dân cư, thành phố cho mục đích dự trữ lâu dài. Kho lạnh bảo quản thực phẩm này thường có dung tích lớn; trữ được nhiều thực phẩm và có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của một cộng đồng.
  • Kho thương nghiệp: Bảo quản các mặt hàng của ngành thương nghiệp. Kho lưu trữ tạm thời các hàng hóa thực phẩm của doanh nghiệp; chờ được bán trên thị trường.
  • Kho vận tải (trên các tàu thủy, tàu hỏa, xe vận chuyển): Dung tích các kho này thường không lớn; vì chỉ bảo quản các loại hàng tạm thời trong khi vận chuyển.
  • Kho sinh hoạt: Một loại kho nhỏ, được sử dụng trong các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn.

Theo nhiệt độ

  • Kho bảo quản lạnh: Dải nhiệt kho này từ -2 đến 5℃. Nếu lưu trữ các loại hoa quả nhiệt đới thì nhiệt độ phải lớn hơn (ví dụ chuối>10℃, chanh>4℃). Kho lạnh bảo quản thực phẩm này chủ yếu các mặt hàng rau quả và nông sản.
  • Kho cấp đông: bảo quản các hàng hóa đã qua cấp đông trước đó. Cụ thể là các mặt hành từ động vật như thịt, hải sản. Nhiệt độ cấp đông sẽ tùy thuộc vào yêu cầu bảo quản của loại thực phẩm. Nhưng nhiệt độ tối thiểu phải là -18℃ vì ở mức nhiệt này vi khuẩn không thể sinh sôi; làm hư hỏng thực phẩm.
  • Kho đa năng: Nhiệt độ bảo quản -12˚℃
  • Kho gia lạnh: Nhiệt độ 0℃, gia lạnh các sản phẩm trước khi đưa sang khâu chế biến khác.
  • Kho bảo quản nước đá: Nhiệt độ tối thiểu -4℃..

Theo dung tích chứa

  • Quy mô của một kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích của nó. Do mỗi loại thực phẩm có sức tải khác nhau; nên thường được quy dung tích ra Mét Tấn (MT – metric ton).

Theo đặc điểm cách nhiệt

  • Kho xây: Là kho có kết cấu kiến ​​trúc xây dựng  và có một lớp cách nhiệt bên trong. Nhà kho này chiếm diện tích lớn, khó lắp đặt, giá thành tương đối đắt, không đẹp, khó tháo lắp và di chuyển. Mặt khác, việc giữ vệ sinh cho loại kho này cũng khá khó khăn. Vì vậy nên nó ít được dùng để bảo quản thực phẩm.
  • Kho Panel: Được lắp ráp từ các tấm panel và được lắp ráp bằng khóa camlocking. Tấm panel có hình thức đẹp, nhỏ gọn, giá thành rẻ; rất thuận tiện cho việc lắp đặt, tháo dỡ; bảo quản  thực phẩm, nông sản, thuốc bắc… Hiện nay, nhiều công ty ở Nhật Bản sản xuất tấm cách nhiệt cao cấp. Vì vậy, hầu hết các công ty trong ngành thực phẩm đều sử dụng Kho Panel để lưu trữ hàng hóa của mình.

Liên hệ tư vấn và báo giá kho lạnh

Vậy là chúng tôi vừa trình bày đến quý bạn đọc thông tin về kho cũng như quy trình lắp đặt kho lạnh tiêu chuẩn chất lượng cao. Hi vọng rằng quý vị đều đã có cái nhìn của riêng mình về loại thiết bị này.

Để nhận được thông tin chi tiết về việc lắp đặt, quý khách vui lòng truy cập website:https://cokhicongnghiep.vn/ hoặc liên hệ qua số Hotline (Zalo): 0935.995.035 hoặc qua số tổng đài: 0941.108.888.

Hoặc quý khách cũng có thể để lại thông tin của mình theo mẫu dưới đây và chúng tôi sẽ liên hệ quý khách trong thời gian ngắn nhất.

Nhận báo giá Gọi Ngay